8/07/2015

THÀNH CÔNG TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI THỬ THÁCH! BẠN CÓ DÁM KHÔNG???!!!!


THÀNH CÔNG ~ THỬ THÁCH

























Sưu tầm - Nguồn: Người bán hàng 1 phút

LÀM BẠN VỚI STRESS


Tôi có một điều cần phải thú nhận, nhưng trước tiên, tôi muốn các bạn thú nhận với tôi một điều nho nhỏ. Năm vừa rồi, chỉ cần giơ tay thôi, các bạn ít bị stress. Có ai không? Thế stress ở mức trung bình thì sao? Vậy những ai trải qua rất nhiều stress? Vâng. Tôi cũng thế Nhưng đó không phải điều tôi muốn thú nhận. Lời thú nhận của tôi là: Tôi là một nhà tâm lý học sức khỏe, nhiệm vụ của tôi là giúp mọi người khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Nhưng tôi e rằng một số điều tôi vẫn thường dạy trong suốt 10 năm qua lại có hại nhiều hơn lợi, và nó liên quan đến stress. Suốt nhiều năm, tôi luôn bảo mọi người stress gây hại cho bạn. Nó làm tăng nguy cơ về mọi thứ, từ cảm lạnh thông thường tới bệnh tim mạch. Về căn bản, tôi đã biến stress trở thành kẻ thù. Nhưng tôi đã thay đổi quan điểm về stress, và hôm nay, tôi muốn thay đổi quan điểm của các bạn. Hãy bắt đầu với nghiên cứu đã làm tôi suy xét lại hoàn toàn cách tiếp cận của mình với stress. Nghiên cứu này theo dõi 30,000 người trưởng thành ở Mỹ trong 8 năm, và họ bắt đầu bằng việc hỏi mọi người: "Năm vừa qua bạn phải chịu đựng bao nhiêu stress?" Họ cũng hỏi: "Bạn có tin rằng stress có hại cho sức khỏe của bạn không?" Và họ kiểm tra chỉ số tử vong để xem những ai đã chết.
Được rồi. Hãy nói vài tin xấu trước. Những người trải qua rất nhiều stress trong một năm tăng 43% nguy cơ tử vong. Nhưng, điều này chỉ đúng với những ai đồng thời tin rằng stress có hại cho sức khỏe của họ. Những người trải qua nhiều stress nhưng không nghĩ stress là có hại không có vẻ gì là sẽ chết cả. Thực tế, họ là những người có nguy cơ tử vong thấp nhất trong những người được nghiên cứu, kể cả với những người trải qua rất ít stress. Nghiên cứu cho thấy trong vòng 8 năm mà họ theo dõi có 182.000 người Mỹ chết ở tuổi trưởng thành không phải vì stress, mà lại vì niềm tin rằng stress là có hại cho họ. Tức là hơn 20,000 người chết mỗi năm. Vậy, nếu ước tính đó là chính xác, thì niềm tin rằng stress có hại cho bạn trở thành nguyên nhân thứ 15 gây tử vong nhiều nhất tại Mỹ năm vừa rồi, khiến nhiều người chết hơn cả ung thư da, HIV/AIDS và các vụ giết người. Bạn có thể hiểu vì sao nghiên cứu này khiến tôi sợ. Tôi đã dành bao nhiêu là năng lượng để nói với mọi người rằng stress có hại cho sức khỏe của bạn. Nên nghiên cứu này khiến tôi tự hỏi: Thay đổi cách nhìn về stress có giúp bạn khỏe mạnh hơn không? Và khoa học trả lời là Có. Khi bạn thay đổi suy nghĩ về stress, bạn có thể thay đổi phản ứng của cơ thể với stress.
Để giải thích điều này, tôi muốn tất cả các bạn giả vờ đang tham gia vào nghiên cứu được thiết kế để làm chúng ta bị stress. Nó được gọi là thí nghiệm stress xã hội. Bạn bước vào phòng thí nghiệm, và được bảo rằng bạn phải nói 5 phút ứng khẩu về những nhược điểm cá nhân cho một hội đồng chuyên gia đánh giá ngay trước mặt bạn, và để đảm bảo bạn cảm thấy áp lực, người ta chiếu đèn và đặt camera chĩa vào mặt bạn, kiểu như thế này này. Và những người đánh giá đã được huấn luyện để khiến bạn nhụt chí bằng những cử chỉ không lời, như thế này. Khi bạn đang cảm thấy nhụt chí, thì đến phần 2: kiểm tra toán. Và bạn không hề hay biết rằng, những người đánh giá đã được huấn luyện để quấy rối khi bạn làm bài. Bây giờ chúng ta hãy cùng làm nhé. Sẽ vui lắm đấy. Với tôi. Được rồi. Tôi muốn tất cả các bạn đếm ngược từ 996 xuống, mỗi lần 7 đơn vị. Hãy đếm to thành tiếng nhanh hết mức có thể, bắt đầu với 996. Bắt đầu! Nhanh hơn.. Nhanh hơn nữa. Mọi người chậm quá. Dừng. Dừng lại. Anh kia đã mắc lỗi. Chúng ta phải làm lại từ đầu. Anh không giỏi việc này lắm nhỉ? Vậy là bạn hiểu đại khái rồi. Nếu bạn thực sự tham gia, bạn có thể sẽ hơi căng thẳng. Tim bạn sẽ đập mạnh, nhịp thở cũng nhanh hơn, và có thể toát cả mồ hôi nữa. Và thông thường, chúng ta diễn giải những thay đổi thể chất này là sự lo lắng hay biểu hiện cho thấy ta không giỏi đối mặt với áp lực. Nhưng thay vào đó, nếu bạn xem đó là các biểu hiện rằng cơ thể đang được tiếp năng lượng, để chuẩn bị cho bạn đối mặt với thử thách thì sao?
Đây chính là những gì người tham gia được bảo trong một nghiên cứu được tiến hành ở đại học Havard. Trước khi họ trải qua bài kiểm tra stress xã hội, họ được dạy để nghĩ rằng phản ứng stress là có ích. Rằng tim đập nhanh là chuẩn bị cho bạn hành động. Nếu bạn thở gấp hơn, cũng không vấn đề gì. Nó giúp tăng ô-xy cho não bạn. Và những người học cách coi phản ứng với stress là có ích cho khả năng làm việc của họ. Họ ít bị căng thẳng hơn, ít lo lắng hơn, và tự tin hơn. Nhưng khám phá thú vị nhất với tôi là cách phản ứng thể chất với stress của họ đã thay đổi. Thông thường, để phản ứng với stress, nhịp tim của bạn tăng, và các mạch máu co lại như thế này. Và đây là một lí do khiến stress thường xuyên được cho là có liên quan đến các bệnh tim mạch. Thực sự không tốt cho sức khỏe khi giữ tình trạng này liên tục. Nhưng trong nghiên cứu, khi những người tham gia coi phản ứng với stress là có lợi, thì mạch máu của họ vẫn thư giãn như thế này. Tim họ vẫn đập nhanh, nhưng đây là dấu hiệu tim mạch tốt hơn rất nhiều. Thực ra nó rất giống với phản ứng trong khoảnh khắc vui sướng và can đảm. Sau một đời sống chung với stress, chỉ một thay đổi sinh lý này có thể tạo nên khác biệt giữa một cơn đau tim do stress ở tuổi 50 hay sống khỏe mạnh đến tận 90 tuổi. Và đây thực sự là điều mà khoa học về stress đã tiết lộ, rằng cách bạn nghĩ về stress là rất quan trọng. Và mục tiêu nghiên cứu sức khỏe tâm lý học của tôi đã thay đổi. Tôi không muốn loại bỏ stress của bạn nữa. Tôi muốn giúp bạn xử lý tốt hơn với stress. Và chúng ta vừa làm một can thiệp nhỏ. Nếu bạn đã giơ tay và nói bạn gặp rất nhiều áp lực trong năm vừa qua, chúng tôi có thể đã cứu mạng bạn, vì, hi vọng rằng lần tới khi tim bạn đập mạnh vì stress, bạn sẽ nhớ đến điều này và sẽ tự nhủ rằng đó là cơ thể đang giúp ta chiến thắng thử thách. Và khi bạn nhìn stress theo cách đó, cơ thể bạn sẽ tin bạn, và phản ứng của bạn với stress sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Giờ đây, tôi có thể nói rằng mình có hơn một thập kỉ coi stress là điều xấu và để chuộc lại lỗi đó, chúng ta sẽ nói về một vấn đề nữa.
Tôi muốn nói với các bạn về một trong những khía cạnh bị xem nhẹ nhất của phản ứng với stress, và đại ý là thế này: Stress khiến bạn hòa nhập hơn. Để hiểu khía cạnh này của stress, chúng ta cần nói về một loại hoocmôn, oxytocin, và tôi biết oxytocin đã được quảng cáo phóng đại hết cỡ. Thậm chí có cả biệt danh dễ thương là hoocmôn ôm ấp, vì nó được tiết ra khi chúng ta ôm ai đó. Nhưng đây chỉ là một phần nhỏ của những gì có liên quan đến oxytocin. Oxytocin là một hoocmôn thần kinh. Nó điều chỉnh các bản năng xã hội của não bạn. Nó khiến bạn làm những điều để thắt chặt hơn các mối quan hệ. Oxytocin khiến bạn muốn tiếp xúc thể chất với gia đình và bạn bè. Nó làm tăng sự đồng cảm của bạn. Thậm chí khiến bạn sẵn lòng hơn trong việc giúp đỡ và hỗ trợ những người bạn quan tâm. Vài người còn cho rằng chúng ta nên uống oxytocin để trở nên vị tha và chu đáo hơn. Nhưng đây là điều hầu hết mọi người không hiểu về oxytocin. Nó là một hoocmôn stress Tuyến yên của bạn tiết ra chất này là một phần của phản ứng với stress. Nó đóng vai trò quan trọng trong phản ứng stress cũng như adrenalin khiến tim bạn đập nhanh vậy. Và khi oxytocin được giải phóng trong phản ứng với stress, nó khiến bạn tìm kiếm sự giúp đỡ. Phản ứng sinh lý với stress thôi thúc bạn tâm sự cảm xúc của mình với ai đó thay vì giữ kín nó trong lòng. Phản ứng của bạn muốn đảm bảo bạn để ý đến việc người thân của bạn đang gặp rắc rối để các bạn có thể giúp đỡ lẫn nhau. Khi cuộc sống khó khăn, các phản ứng với stress muốn bạn được bao bọc bởi những người quan tâm đến bạn. Vậy làm sao biết được khía cạnh này của stress lại khiến bạn khỏe mạnh hơn? À, vì oxytocin không chỉ tác động lên não bạn, mà tác động đến toàn bộ cơ thể bạn, và một trong các vai trò chính của nó với cơ thể là bảo vệ hệ tim mạch của bạn khỏi những tác hại của stress. Nó là một loại kháng sinh tự nhiên. Nó cũng giúp các mạch máu của bạn thư giãn khi gặp stress. Nhưng tác động mà tôi thích nhất thật ra là đối với trái tim. Tim bạn có những cơ quan thụ cảm với hoocmôn này và oxytocin giúp tế bào tim tái sinh và chữa lành những tổn thương do stress gây ra. Hoocmôn stress này làm tim bạn khỏe hơn, và điều tuyệt vời là tất cả những lợi ích thể chất của oxytocin đều được nâng cao nhờ giao tiếp xã hội và hỗ trợ xã hội nên khi bạn tìm đến người khác, khi gặp stress, dù để tìm sự giúp đỡ, hay để giúp đỡ người khác,  bạn giải phóng nhiều hoocmôn này hơn, phản ứng với stress trở nên khỏe mạnh hơn, và bạn hồi phục nhanh chóng hơn sau stress. Tôi thấy thật kinh ngạc, khi phản ứng với stress của bạn có một cơ chế tích hợp để phục hồi sau stress, và cơ chế đó là sự kết nối giữa con người.
Tôi muốn kết thúc bằng việc nói về một nghiên cứu nữa. Và hãy nghe kĩ nhé, vì nghiên cứu này cũng có thể ảnh hưởng mạng sống. Đây là nghiên cứu theo dõi khoảng 1000 người trưởng thành ở Mỹ, trong độ tuổi từ 34 đến 93, và họ bắt đầu nghiên cứu bằng việc hỏi, "Bạn trải qua bao nhiêu stress trong năm vừa qua?" Họ cũng hỏi rằng, "Bạn đã dành bao nhiêu thời gian để giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, những người trong cộng đồng của bạn?" Và sau đó họ theo dõi dữ liệu trong 5 năm tiếp theo để xem người nào đã chết. Okay, tin xấu trước nhé: với những trải nghiệm đầy stress như khó khăn tài chính, hay khủng hoảng trong gia đình, thì nguy cơ tử vong tăng lên 30%. Nhưng – và tôi hi vọng các bạn cũng đang mong chữ "nhưng" này… Nhưng điều đó không đúng với tất cả. Những người dành thời gian quan tâm đến người khác không có biểu hiện gì là tăng nguy cơ tử vong do stress cả. Hoàn toàn không. Sự quan tâm tạo ra khả năng phục hồi. Và ta lại thấy rằng ảnh hưởng xấu của stress với sức khỏe không phải là không thể tránh. Cách bạn suy nghĩ và hành động có thể thay đổi cách bạn trải nghiệm với stress. Khi bạn chọn cách nhìn nhận phản ứng với stress là có lợi, bạn tạo ra điều kiện sinh học cho sự can đảm. Và khi bạn chọn cách kết nối với người khác khi stress, bạn có thể tạo ra sự hồi phục. Giờ thì tôi cũng không đòi hỏi thêm những trải nghiệm stress trong cuộc sống, nhưng nghiên cứu này đã cho tôi một cách tiếp cận hoàn toàn mới với stress. Stress cho chúng ta chạm vào trái tim chính mình. Trái tim đầy cảm thông tìm thấy niềm vui và ý nghĩa khi kết nối với người khác, và, vâng, trái tim đang đập của bạn, làm việc thật chăm chỉ để cho bạn năng lượng và sức mạnh, và khi bạn chọn nhìn stress theo cách đó, bạn không chỉ xử lý nó tốt hơn, mà bạn còn thật sự tuyên bố một cách sâu sắc. Bạn tuyên bố rằng bạn có thể tin vào chính mình để vượt qua những thử thách, và bạn ghi nhớ rằng bạn không phải đối mặt với chúng một mình.
Xin cảm ơn.
Chris Anderson: Điều cô vừa chia sẻ thật tuyệt vời. Tôi thấy thật kinh ngạc rằng một niềm tin về stress lại có thể tác động thay đổi tuổi thọ của một người. Làm sao biến nó thành một lời khuyên, như là, nếu ai đó đang chọn lựa giữa một công việc đầy stress và một việc không stress, thì nó vai trò gì trong quyết định đó? Liệu có khôn ngoan khi lựa chọn công việc nhiều stress, chỉ cần tin rằng bản thân có thể đảm đương nổi, hay thế nào?
Kelly McGonigal: Vâng, chúng ta biết chắc rằng theo đuổi ý nghĩa thì tốt cho sức khỏe hơn là cố tránh sự khó chịu. Nên tôi sẽ nói đó là cách quyết định tốt nhất, là theo đuổi điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn và hãy tin tưởng bản thân đủ sức đối mặt với áp lực kèm theo nó.
Chris Anderson: Cảm ơn rất nhiều, Kelly. Thật là tuyệt.
-Nguồn: TedVn-

Đắc Nhân Tâm - Phần III - Chương 13


Chương 13 : Mật Ngọt Trong Giao Tiếp


Khi đang trong cơn giận dữ mà ta có thể trút mọi bực tức vào kẻ đã gây ra nó thì chắc chắn chúng ta sẽ hả hê rất nhiều! Nhưng đối phương thì sao? Họ sẽ chẳng thể nào chấp nhận giọng điệu gay gắt và thái độ hằn học của ta. Sự cảm thông, tình thương yêu và lòng trắc ẩn chính là phương cách tốt nhất giúp bạn nhận được sự đồng tình của mọi người.

Woodrow Wilson(20) nói: “Nếu bạn đưa hai quả đấm ra với tôi thì tôi lập tức giương hai quả đấm đáp lại bạn. Nhưng nếu bạn đến gặp tôi và nói: ‘Chúng ta hãy ngồi xuống nói chuyện. Nếu như ý kiến chúng ta khác nhau thì khác như thế nào và tại sao, đấy chính là những điểm cần thảo luận’, lúc đó bạn sẽ thấy chúng ta không quá cách xa nhau như đã tưởng. Những điểm bất đồng rất ít, còn những điểm đồng thuận lại rất nhiều. Chỉ cần kiên nhẫn và chân thành một chút, chúng ta sẽ dễ dàng đi đến chỗ hòa hợp”.

Có lẽ không ai cảm nhận được chân lý trong lời tuyên bố của Woodrow một cách sâu sắc hơn John D. Rockefeller(21). Năm 1915, Rockefeller là người bị oán ghét nhất ở Colorado. Những người thợ mỏ thuộc công ty Sắt và Nhiên liệu ở Colorado do Rockefeller phụ trách đã phát động một cuộc đình công đòi tăng lương. Đó là một trong những cuộc đình công đẫm máu nhất trong lịch sử công nghiệp Mỹ, gây chấn động toàn liên bang. Suốt hai năm, tài sản và nhà máy bị phá hủy, những người tham gia đình công bị quân đội trấn áp, nhiều người đã ngã xuống, máu đổ rất nhiều.

Trong lúc bầu không khí căm thù đang ngùn ngụt như thế, Rockefeller vẫn có thể hòa giải thành công với những người đình công. Ông đã làm điều đó bằng cách nào?

Sau nhiều tuần vận động nhằm mở ra con đường hòa giải, Rockefeller đã có bài phát biểu rất chân thành với đại diện những người đình công. Bài nói này xứng đáng là một kiệt tác vì đã thu được một kết quả thật đáng kinh ngạc. Nó đã làm cho làn sóng căm thù và sự hung hăng đe dọa lắng dịu,  đồng thời mở đường cho nhiều người đứng về phía ông. Rockefeller đã trình bày một cách khiêm tốn và chân thành đến mức những người đình công quay trở lại làm việc mà không nói một lời về việc tăng lương – lý do khiến họ đấu tranh quyết liệt bấy lâu nay.

Rockefeller nói chuyện với những người vừa mới đòi treo cổ mình mà lại ân cần, thân mật hơn bao giờ hết. Bài nói chuyện của ông xuất hiện nhiều câu như: Tôi tự hào được ở đây, sau khi đã đi thăm nhà của các bạn, sau khi đã gặp vợ con của các bạn. Chúng ta gặp nhau không phải như những người xa lạ mà như những người bạn… trong tinh thần thân ái, vì quyền lợi chung của chúng ta. Chính nhờ lòng tử tế của các bạn mà tôi được ở đây…

Hãy nghe Rockefeller bắt đầu: “Đây là một ngày vui trong đời tôi. Lần đầu tiên tôi được may mắn gặp toàn bộ đại biểu của những người đang làm việc trong công ty lớn này, nhân viên, quản lý và các vị lãnh đạo. Tôi thật sự rất xúc động khi được ở đây, tôi sẽ ghi nhớ cuộc gặp gỡ này suốt đời. Ví thử cuộc gặp này xảy ra cách đây hai tuần thì tôi đã đứng ở đây như một người xa lạ đối với hầu hết các bạn, tôi chỉ có thể nhận ra một vài gương mặt. Nhưng tuần trước, tôi may mắn được đi thăm tất cả các trại trong vùng than phía Nam, thăm gia đình và nói chuyện riêng với mọi người, gặp nhiều người thân, vợ con các bạn, nên giờ chúng ta gặp nhau trong tình thân hữu. Và chính nhờ sự thân ái đó mà tôi vui mừng được thảo luận với các bạn về quyền lợi chung của cả đôi bên. Tôi hiện diện nơi đây, trong cuộc họp của các thành viên công ty và đại diện công nhân, chính là nhờ lòng tử tế của các bạn. Tôi không có cái may mắn được thuộc vào nhóm nào kể trên, nhưng tôi muốn được liên kết mật thiết cùng các bạn, bởi theo một nghĩa nào đó, tôi vừa đại diện cho ban lãnh đạo vừa đại diện cho những lợi ích của tất cả các bạn…”.

Chẳng phải đây là một minh chứng tuyệt vời cho nghệ thuật biến thù thành bạn hay sao? Giả sử Rockefeller theo một cách tiếp cận khác, tranh luận gay gắt với các thợ mỏ, chỉ rõ việc làm sai trái của họ, hẳn lòng căm thù và xung đột càng tăng thêm nữa.

Nếu trái tim một người nhức nhối vì bất bình hay ác cảm với bạn thì dù bạn có viện mọi thứ lý lẽ đúng đắn nhất trên đời cũng không thể nào khiến người ấy nghe theo. Những ông bố hay la rầy, những ông chủ hay quát tháo cũng như những ông chồng bà vợ hay đay nghiến đều cần hiểu rõ điều này.

Và đây là những lời Lincoln đã nói trên một trăm năm trước: “Có một câu châm ngôn cổ viết rằng 'Một giọt mật ngọt bắt được nhiều ruồi hơn một thùng nước đắng’. Nếu muốn người nào đó thuận theo ý mình thì trước hết bạn phải chứng tỏ rằng bạn là người bạn chân thành của anh ta. Mật ngọt trong tình cảm sẽ chiếm được trái tim và là con đường thênh thang dẫn đến lý trí con người”.

Khi 2.500 nhân viên công ty White Motor đình công đòi tăng lương, Robert F. Black, lúc đó là chủ tịch công ty, không hề mất bình tĩnh. Ông không kết án hay đe dọa, ngược lại còn khen họ về việc “đấu tranh ôn hòa” trên các báo chí ở Cleveland. Thấy những người đình công không có việc gì làm, ông mua cho họ hai tá gậy đánh bóng chày và găng tay để họ chơi bóng trên những khoảnh đất trống, ông cũng dành một khu cho những người thích chơi bowling.

Thái độ thân thiện này của ông Black đã lan truyền sang những người đình công. Họ tìm các dụng cụ rồi bắt đầu làm vệ sinh xung quanh nhà máy. Bạn hãy tưởng tượng cảnh những người đình công dọn dẹp sân bãi nhà máy sạch sẽ trong khi vẫn đấu tranh đòi tăng lương. Quả là một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử đầy bão tố của những cuộc tranh chấp lao động ở Mỹ. Cuộc đình công này kết thúc sau một tuần lễ trong thoả thuận ôn hòa, không gây ác cảm hay khó chịu lớn nào cho cả đôi bên.

Có thể bạn chưa bao giờ bị gọi đến để giải quyết một vụ đình công hay nói chuyện với một hội đồng. Nhưng nếu bạn muốn được giảm tiền thuê nhà thì thái độ tiếp cận thân mật có thể giúp được bạn không?

O. L. Straub, một kỹ sư, muốn được giảm tiền thuê nhà dầu  anh cũng biết rằng chủ nhà là một người rất cứng rắn. Straub kể với lớp học: “Tôi viết thư cho ông ta, báo rằng tôi sẽ trả phòng ngay khi hết hạn hợp đồng. Sự thực là tôi muốn ở lại nếu như tiền thuê được giảm. Nhưng tình hình xem ra tuyệt vọng. Những người thuê nhà khác đều đã thử nhưng đều thất bại. Tôi nghĩ, mình đang học về cách đối nhân xử thế, sao lại không thử với ông ta xem sao. Ông ta và người thư ký riêng đến gặp tôi ngay khi vừa nhận được thư. Tôi đón ông ta từ ngoài cửa với lời chào thân mật và thái độ đầy thiện chí. Tôi bắt đầu bằng cách khen ngợi căn phòng của ông, khen ông khéo bảo quản ngôi nhà. Điều đó hoàn toàn là thực lòng. Và tôi tỏ ý tiếc rẻ vì còn muốn ở lại một năm nữa, nhưng lại không đủ khả năng. Rõ ràng ông ta chưa bao giờ được một người thuê nhà tiếp đón như vậy. Ông không biết trả lời như thế nào. Sau đó, ông bắt đầu kể cho tôi nghe về những khó khăn của mình. Những người thuê nhà than phiền. Một người đã viết cho ông mười bốn lá thư. Vài người đã chỉ trích ông rất nặng nề. Một người khác đòi hủy hợp đồng nếu như ông không cấm được người thuê ở tầng trên ngáy như sấm khi ngủ.

“Thực là dễ chịu khi có được một người thuê nhà hài lòng như ông”.

Và sau đó, không đợi tôi yêu cầu, ông đề nghị giảm bớt tiền thuê một ít. Tôi muốn giảm hơn nữa nên nêu lên số tiền mà tôi có thể trả và ông vui vẻ chấp nhận. Lúc bước ra, ông còn quay lại hỏi: “Ông có cần tôi cho trang trí lại căn phòng không?
”.

"Nếu tôi hành động như những người khác thì chắc chắn tôi cũng đã thất bại như họ. Chính cách tiếp cận thân thiện đã giúp tôi đạt được kết quả còn hơn cả những gì tôi mong đợi”.

Một học viên khác là Gerald H. Winn thuộc bang New Hampshire cũng đã đạt được một thỏa thuận tốt đẹp khi sử dụng lối tiếp cận này. Ngôi nhà ông mới vừa xây bị nước mưa làm ngập chân móng, gây nứt nền, hỏng lò sưởi, v.v. Chi phí sửa chữa phải hơn hai ngàn đô-la. Lỗi là do chủ khu đất không lắp đặt hệ thống thoát nước mưa.

Thế là Winn đến thăm ông chủ đất, không hề giận dữ, trách móc hay than phiền gì. Winn bắt đầu hỏi thăm về chuyến đi nghỉ gần đây của ông chủ đất ở miền Tây Ấn. Cuối cùng, đến lúc thuận lợi, ông mới nói về sự cố “nhỏ” của mình. Ông chủ đất hứa ngay sẽ đóng góp phần nào phí tổn. Nhưng vài ngày sau, khi xuống tận khu đất nhà Winn xem xét, ông ta nhận đền bù mọi thiệt hại và cho lắp đặt hệ thống thoát nước. Nếu Winn không mở đầu bằng thái độ thân mật thì chắc gì người chủ đất đã chịu hết trách nhiệm mặc dù đó là lỗi của ông ta.

Cách đây nhiều năm, khi còn là một cậu bé đi chân đất xuyên qua các cánh rừng để đến một trường học nông thôn miền tây bắc Missouri, tôi đã được đọc một truyện ngụ ngôn về mặt trời và gió. Hai bên tranh cãi nhau xem bên nào mạnh hơn. Gió nói: “Tôi sẽ chứng minh tôi mạnh hơn. Ông có thấy cụ già đằng kia không? Tôi đánh cuộc sẽ làm ông cụ cởi áo khoác của mình ra nhanh hơn ông”. Mặt trời ẩn mình sau một đám mây để gió chứng tỏ uy quyền của mình. Gió đã thổi mạnh gần như thành một cơn bão. Nhưng gió càng thổi mạnh bao nhiêu thì cụ già lại càng giữ chặt chiếc áo khoác của mình bấy nhiêu. Cuối cùng, gió lặng đi và chịu thua. Khi đó mặt trời rời khỏi những đám mây, dịu dàng tỏa những tia nắng óng ánh xuống mặt đất. Bỗng chốc trán cụ già lấm tấm mồ hôi, rồi cụ chau mày và cởi áo khoác ra.

Mặt trời đã cho gió một bài học, rằng đề nghị nhẹ nhàng bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao hơn sự ép buộc bằng vũ lực.

Aesop, một nô lệ Hy Lạp sống dưới triều đại Croesus, đã viết ra những câu chuyện ngụ ngôn bất tử sáu trăm năm trước Công nguyên. Nhưng cho đến ngày nay, những gì ông đã trải nghiệm và giảng giải về bản chất con người vẫn mãi là chân lý.

Mặt trời có thể khiến cho bạn cởi chiếc áo khoác của mình nhanh chóng hơn gió. Thái độ dịu dàng, thân thiện và những lời khen ngợi chân thành có thể khiến người ta thay đổi ý kiến dễ dàng hơn là gây căng thẳng, khó chịu.

Một lần nữa, bạn hãy ghi nhớ câu nói của Lincoln: “Một giọt mật ngọt bắt được nhiều ruồi hơn là một thùng nước đắng”.

"Lòng nhân ái và lối ứng xử nhẹ nhàng là biểu hiện của một tâm hồn cao thượng" - R. Tagore

"Sự chín chắn bắt đầu khi bạn biết quan tâm đến người khác nhiều hơn quan tâm đến bản thân mình" - John Mac Noughton


Nguyên tắc 13 : Luôn bắt đầu bằng một thái độ thân thiện

         -----------------------------------------------------------

(20) Thomas Woodrow Wilson (1856 –1924): Tổng thống thứ 28 của nước Mỹ.


(21) John Davison Rockefeller (1839 – 1937): nhà công nghiệp dầu mỏ nổi tiếng người Mỹ. Ông là người sáng lập công ty Standard Oil và từng có thời là người giàu nhất thế giới.

60 CÂU HỎI GIÚP BẠN “BIẾT MÌNH LÀ AI”!


Trước hết, xin được khẳng định với bạn là: 60 là con số không hề nhỏ, rất nhiều người không đọc những dòng này bởi vì tựa đề có con số 60. Thêm nữa, là bài viết này cũng không có ý định để bạn đọc một lần.
Bạn hãy xem qua 60 câu hỏi dưới đây, và nếu có gì đó ấn tượng với bạn, thì hãy nghe tôi: hãy chép nguyên 60 câu hỏi này ra giấy, hoặc là in ra, hoặc là copy chúng vào máy tính của bạn. để là gì? để bạn đọc và kiểm tra lại bản thân mình mỗi khi có thời gian rảnh.
Thực sự là không có nhiều người trong chúng ta hiểu được chính bản thân mình. Với tính kiên nhẫn và dành thời gian làm bài tập này, bạn sẽ biết về bản thân mình nhiều hơn đa số mọi người biết về bản thân họ.
60 câu hỏi dưới đây được Napoleon Hill đưa ra, hãy làm bài tập đó ra giấy và bạn sẽ thấy rằng câu trả lời của bạn sẽ thay đổi rất nhiều qua thời gian đấy (bạn hãy cứ trả lời, dăm bữa nửa tháng sau đọc lại câu trả lời của mình và bạn sẽ nhận ra điều tôi muốn nói). chính tôi, người gõ ra những dòng chữ này đã thực hành và thấy được điều đó, tôi thấy điều đó là bổ ích, và xin giới thiệu với bạn.



60 câu hỏi phân tích bản thân
============================napoleon hill
1.   Bạn có hay phàn nàn rằng mình đang cảm thấy rất tệ (chán/ buồn/ lo…) không? Nếu có, lý do là gì?

2.   Bạn có “bắt lỗi” ở người khác, ngay cả ở những dấu hiệu nhỏ nhất không?

3.   Bạn có hay mắc lỗi trong công việc không? Nếu có, tại sao vậy?


4.   Bạn nói chuyện theo cách châm trọc hay bắt bẻ? (nếu câu này không đúng với bạn, hãy cứ bỏ qua, và một ngày “đẹp trời” nào đó, bạn sẽ thấy nó dường như là… đúng với bạn!)

5.   Bạn có chủ động tránh tiếp xúc với ai không? Nếu có, tại sao?


6.   Bạn có bị vấn đề về đường tiêu hóa không? Nếu có, nguyên nhân là gì?

7.   Cuộc sống có “đen tối” và tương lai thì vô vọng với bạn không?

8.   Bạn có thích công việc bạn đang làm? Nếu không, tại sao?


9.   Bạn có thấy thương hại bản thân không? Nếu có, tại sao?


10.    Bạn có ghen tỵ với những ai giỏi hơn bạn không? Nếu có, tại sao thế?


11.    Bạn nghĩ về thành công nhiều hơn hay về thất bại nhiều hơn?


12.    Niềm tin của bạn vào chính bản thân mình tăng lên hay giảm đi khi bạn trưởng thành?


13.    Bạn có học được những bài học bổ ích mỗi khi mắc lỗi không?

14.    Bạn có để người thân, bạn bè khiến mình lo lắng không? Nếu có, tại sao phải chịu như vậy?


15.    Bạn có lúc thì “ở trên chín tầng mây”, lúc thì chìm sâu trong vô vọng không?

16.    Ai là người bạn ấn tượng nhất? Lý do là gì?

17.    Bạn có cả nể để phải chịu những tác động tiêu cực và sự gàn quẩy của họ, mà đáng ra bạn có thể tránh được?


18.    Bạn có luộm thuộm về ngoại hình của mình không? Nếu có, khi nào và tại sao?

19.    Bạn có tập trung cho mục tiêu xác định để không bị những “lo lắng vu vơ” quấy rầy không?

20.    Bạn có thấy mình là kẻ nhu nhược khi đã để người khác suy nghĩ “hộ” bạn trong suốt một khoảng thời gian dài rồi không?
21.    Bạn có trì hoãn việc “tẩy rửa tâm hồn”, cho đến khi phần “con” trong bạn (ghen gét, thù hận, v.v) khiến bạn “chết chìm” trong mệt mỏi và giận dữ hay không?

Download để xem toàn bộ 60 câu hỏi giúp bạn biết bạn sinh ra trên đời để làm gì, bạn là ai?
http://adf.ly/1MJ2QI