Chúng ta đang nói đến sức mạnh của NIỀM TIN, làm thế nào để lấy lại NIỀM TIN.
Tất cả đều xuất phát từ niềm tin. Điều đó đúng hay sai?
Tôi xin trả lời rằng đúng vậy, thưa các bạn.
Bạn đã gặp tình huống này rồi đúng không?
Bạn hãy nhớ lại lúc còn nhỏ, khi bạn đang tập trung làm việc gì đó như chơi cùng các bạn, đọc truyện, xem phim,... thì mẹ bạn nhờ bạn đi lấy một vật gì đó. Bạn miễn cưỡng phải đi lấy, nhưng... bạn tìm mãi mà không thấy. Cuối cùng mẹ bạn lấy vật đó ở ngay trước mắt bạn.
Tôi tin chắc ai cũng đã từng trải qua trường hợp tương tự như thế.
Vậy tại sao ở ngay trước mắt bạn mà bạn lại không nhìn thấy?
Bời vì, bạn không có niềm tin bạn sẽ tìm thấy vật đó, lúc đó bạn sẽ có tư tưởng đại loại như mình đang xem phim mà, sao mà đi lấy đồ cho mẹ được, bạn miễn cưỡng đi lấy và mang theo niềm tin mình sẽ không làm được đâu mà... Khi bạn tin như vậy thì bạn không tìm thấy là điều chắc chắn rồi.
Hiện tượng này gọi là điểm mù tri giác, khi bạn tin vào điều gì thì tiềm thức sẽ chứng minh điều đó là đúng. (Kiến thức chuyên ngành NLP, mình sẽ chia sẻ trong một chuyên đề khác).
Bây giờ, là các ví dụ khác được chứng minh bằng khoa học:
Từ các cuộc nghiên cứu về hiệu ứng Placebo
Trong một đợt thử nghiệm, các bác sĩ đưa cho bệnh nhân những viên thuốc đường, không có gì ngoài đường bỏ trong vỏ bao con nhộng và bảo rằng khi uống thuốc này, họ sẽ hết cảm sốt, nhức đầu. Thật ngạc nhiên các bệnh nhân tin theo lời bác sĩ và những viên thuốc đường trở nên hiệu nghiệm trong việc trị bệnh gần như ngang với với thuốc chữa bệnh thật. Nghiên cứu về hiệu ứng thuốc trấn an (hiệu ứng Placebo) này chứng tỏ rằng niềm tin của bạn đúng là có thể kích hoạt các hóa chất trong cơ thể bạn và giúp bạn khỏi bệnh.
Các nhà khoa học còn chứng minh rằng, niềm tin của bạn thậm chí có thể đánh bại những hiệu ứng hóa học trong cơ thể bạn. Trong một cuộc nghiên cứu, 100 sinh viên y khoa được chia làm 2 nhóm. Người ta đưa cho nhóm đầu tiên các viên thuốc màu đỏ có dán nhãn “thuốc kích thích". Thật ra, đó là những viên thuốc màu đỏ có chứa chất barbiturate (một loại thuốc an thần). Ngược lại, nhóm thứ hai nhận được những viên thuốc màu xanh và được cho biết là thuốc an thần, đó là những viên thuốc kích thích khá mạnh.
Kết quả nghiên cứu khiến người ta phải giật mình. Có 50% sinh viên uống thuốc màu đỏ và màu xanh có phản ứng cơ thể đúng với những gì họ nghĩ là tác dụng của viên thuốc vừa uống. Những sinh viên uống thuốc màu đỏ báo cáo là họ cảm thấy cực kỳ tỉnh táo và hưng phấn, mặc dù họ vừa uống thuốc an thần. Những sinh viên uống thuốc màu xanh lại cảm thấy uể oải, buồn ngủ mặc dù họ vừa uống thuốc kích thích.
Một phân nhánh mới trong ngành thần kinh tâm lý học được gọi là học thuyết của sự trông đợi đã khám phá ra rằng, mỗi suy nghĩ, niềm tin và mong ước của bạn có thể là nhân tố làm thay đổi tế bào, mô và cơ quan nội tạng của bạn, dẫn đến cơ thể bạn chống lại tác dụng thật sự của thuốc.
Trong một đợt thử nghiệm, các bác sĩ đưa cho bệnh nhân những viên thuốc đường, không có gì ngoài đường bỏ trong vỏ bao con nhộng và bảo rằng khi uống thuốc này, họ sẽ hết cảm sốt, nhức đầu. Thật ngạc nhiên các bệnh nhân tin theo lời bác sĩ và những viên thuốc đường trở nên hiệu nghiệm trong việc trị bệnh gần như ngang với với thuốc chữa bệnh thật. Nghiên cứu về hiệu ứng thuốc trấn an (hiệu ứng Placebo) này chứng tỏ rằng niềm tin của bạn đúng là có thể kích hoạt các hóa chất trong cơ thể bạn và giúp bạn khỏi bệnh.
Các nhà khoa học còn chứng minh rằng, niềm tin của bạn thậm chí có thể đánh bại những hiệu ứng hóa học trong cơ thể bạn. Trong một cuộc nghiên cứu, 100 sinh viên y khoa được chia làm 2 nhóm. Người ta đưa cho nhóm đầu tiên các viên thuốc màu đỏ có dán nhãn “thuốc kích thích". Thật ra, đó là những viên thuốc màu đỏ có chứa chất barbiturate (một loại thuốc an thần). Ngược lại, nhóm thứ hai nhận được những viên thuốc màu xanh và được cho biết là thuốc an thần, đó là những viên thuốc kích thích khá mạnh.
Kết quả nghiên cứu khiến người ta phải giật mình. Có 50% sinh viên uống thuốc màu đỏ và màu xanh có phản ứng cơ thể đúng với những gì họ nghĩ là tác dụng của viên thuốc vừa uống. Những sinh viên uống thuốc màu đỏ báo cáo là họ cảm thấy cực kỳ tỉnh táo và hưng phấn, mặc dù họ vừa uống thuốc an thần. Những sinh viên uống thuốc màu xanh lại cảm thấy uể oải, buồn ngủ mặc dù họ vừa uống thuốc kích thích.
Một phân nhánh mới trong ngành thần kinh tâm lý học được gọi là học thuyết của sự trông đợi đã khám phá ra rằng, mỗi suy nghĩ, niềm tin và mong ước của bạn có thể là nhân tố làm thay đổi tế bào, mô và cơ quan nội tạng của bạn, dẫn đến cơ thể bạn chống lại tác dụng thật sự của thuốc.
Sống và chết tùy thuộc vào niềm
tin
Tiến sĩ Ernest Rossi trình bày một trường hợp có thật gây chấn động, chứng minh rằng niềm tin về thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của con người (một cách tích cực và tiêu cực) như thế nào. Đó là câu chuyện về ông Wright, người bệnh ung thư bạch huyết di căn. Bệnh của ông nặng đến mức mọi biện pháp chữa trị thông thường đều tỏ ra vô hiệu nghiệm với những khối u to bằng trái cam hiện diện khắp cổ, háng, ngực, bụng. Trong giai đoạn ung thư cuối, ống dẫn ở ngực ông bị tắc và vì thế mà cứ cách ngày, khoảng 1 – 2 lít chất lỏng phải được hút ra khỏi ngực ông. Ông còn thường xuyên phải thở bằng mặt nạ oxy.
Lúc ấy người ta đưa vào thử nghiệm một loại thuốc chống ung thư tên là Krebiozen. Ông Wright không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xin thử nghiệm thuốc, bởi vì theo chẩn đoán, ông chỉ còn sống chưa đầy hai tuần, trong khi bệnh nhân thử nghiệm cần phải sống ít nhất từ 3 – 6 tháng. Tuy nhiên ông Wright tin tưởng vào tác dụng chữa bệnh của loại thuốc này nên liên tục đề nghị các bác sĩ cho ông cơ hội được thử nghiệm. Cuối cùng, bác sĩ trị liệu cho ông, bác sĩ Philip West, quyết định “phá lệ” và cho ông dùng thuốc.
Theo luật, bệnh nhân thử nghiệm cần được tiêm thuốc 3 lần mỗi tuần và ông Wright đã được tiêm liều đầu tiên vào ngày thứ 6. Khi bác sĩ Philip quay lại vào ngày thứ 2, ông nghĩ là bệnh nhân của mình đang nằm trên giường như thường lệ. Không tin vào mắt mình, vị bác sĩ này nhìn thấy ông Wright đang đi qua, đi lại trong phòng bệnh và nói với những người xung quanh. Ngay lập tức, bác sĩ kiểm tra những bệnh nhân khác cùng thử nghiệm thuốc nhưng không thấy bất kì sự thay đổi nào, thậm chí một số bệnh nhân còn trở bệnh nặng hơn.
Thật kì lạ, chỉ có ông Wright là thể hiện những tiến triển rõ rệt. Kiểm tra kỹ hơn, bác sĩ Philip còn phát hiện ra rằng các khối u của ông đã teo nhỏ lại còn phân nửa chỉ trong vòng vài ngày. Bác sĩ tiếp tục cho ông dùng thuốc và sau 10 ngày, ông Wright được xuất viện, hít thở không khí bình thường như những người khác và hoàn toàn bình phục.
Trường hợp không thể tin được này xảy ra ngay trong giai đoạn đầu thử nghiệm thuốc Krebiozen. Tuy nhiên, trong vòng hai tháng, tất cả các bệnh viện đều báo cáo rằng các bệnh nhân thử nghiệm thuốc đều không có dấu hiệu bình phục, rằng thuốc đó có thể không mang lại hiệu quả trong chữa bệnh ung thư như người ta mong đợi.
Khi ông Wright biết về kết quả thử nghiệm này, ông bắt đầu mất đi niềm tin sau hai tháng hoàn toàn như khỏe mạnh, ông lại rơi vào tình trạng ban đầu và trở nên cực kì khốn khổ. Bệnh ung thư của ông tái phát và phải nhập viện trở lại.
Lần này, các bác sĩ muốn tìm hiểu xem, liệu việc ông Wright khỏi bệnh một cách thần kì trước đó có phải là kết quả của “Hiệu ứng Placebo” hay không. Do đó, bác sĩ nói dối ông là thuốc Krebiozen đã được cải biến với công thức hóa học mạnh gấp đôi sẽ được chuyển về bệnh viện trong ngày mai. Ngay lập tức, khi nghe tin này ông Wright lấy lại sự lạc quan và niềm tin vào việc khỏi bệnh.
Ngày hôm sau, bác sĩ tiêm thuốc với công thức mới “mạnh gấp đôi” cho ông. Thật ra, bác sĩ chỉ tiêm nước tinh khiết vào người ông mà thôi. Lần này ông khỏi bệnh còn nhanh hơn cả lần đầu. Các khối u nhanh chóng tan biến, chất lỏng trong ngực biến mất, ông hồi phục hoàn toàn và được ra viện. Ông sống khỏe mạnh và không có triệu chứng ung thư trong hai tháng trọn vẹn.
Vào thời điểm này, American Medical Association (AMA) Hiệp hội Y tế Mỹ chính thức thông báo cho giới truyền thông rằng “các cuộc thử nghiệm toàn quốc chứng tỏ thuốc Krebiozen vô dụng trong việc chữa bệnh ung thư”. Trong vòng vài ngày sau thông báo này, ông Wright nhập viện trở lại, niềm tin ông hoàn toàn biến mất và chưa đầy hai ngày sau ông ra đi vĩnh viễn. Một kết thúc buồn nhưng lại là một bài học có giá trị về niềm tin.
Tóm lại khi bắt đầu tin vào một liệu pháp chữa bệnh, bệnh nhân ung thư, có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch của mình để làm máu tuần hoàn một cách hiệu quả đến mức tống những độc tố và chất thải gây ung thư ra ngoài. Đã có nhiều trường hợp hồi phục nhờ vào những niềm tin mạnh mẽ như vậy.
Người đàn ông thần kỳ
Vào năm 1981, chiếc máy bay mà ông chủ ngành bảo hiểm Morris Goodman, đang bay đột nhiên gặp sự cố đâm đầu xuống đất, khiến ông bị thương rất nặng. Cổ ông bị gãy ở đốt xương sống thứ 1 và thứ 2, các dây thần kinh dẫn đến cơ hoành bị tổn thương nặng. Còn cơ hoành bị đè nát đến nỗi ông phải dùng máy hô hấp nhân tạo mới có thể nuốt thức ăn, nói chuyện hay hít thở. Các dây thần kinh khác của ông cũng bị tổn thương đến mức thận và gan của ông không hoạt động được và cơ thể ông bị liệt từ cổ trở xuống.
Đánh giá tình trạng chấn thương này các bác sĩ cho rằng Morris chỉ có một phần ngàn cơ hội sống sót, thậm chí nếu sống được, họ cũng tin rằng ông sẽ không bao giờ vận động được cơ thể và phải ngồi xe lăn suốt đời.
Vậy mà Morris đã qua khỏi nhờ vào niềm tin mãnh liệt của mình. Ông tin rằng mình sẽ hồi phục và sẽ tự mình bước ra khỏi bệnh viện mà không cần đến sự trợ giúp của máy móc. Các bác sĩ và y tá cố gắng thuyết phục ông rằng chuyện đó không thể xảy ra và ông cần suy nghĩ thực tế về tình trạng thương tổn của mình.
“Tôi không quan tâm đến ngành Y khoa nghĩ gì. Tôi chỉ quan tâm đế niềm tin của tôi. Đó là tôi có thể vượt qua hiện trạng khó khăn này và bước ra khỏi bệnh viện như một người bình thường” – Morris nói.
Thông qua các phương pháp hình dung sáng tạo và vật lý trị liệu mạnh, Morris dần dần hồi phục và bắt đầu tự làm chủ việc hít thở và chức năng ăn uống của mình. Sau đó, ông bắt đầu điều khiển được chân tay và toàn bộ cơ thể. Trong vòng 6 tháng, ông gần như hồi phục hoàn toàn và có thể bước ra khỏi bệnh viện mà không cần đến thiết bị hỗ trợ. Ông đã chứng tỏ rằng các bác sĩ đã sai.
Cho đến nay, Morris vẫn đang làm trong ngành bảo hiểm và đi khắp nơi để chuyển tiếp và truyền cảm hứng cho mọi người về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống. Nhiều quyển sách và chương trình phát thanh nhắc tới ông như “người đàn ông thần kì”.
NHƯNG LÀM THẾ NÀO ĐỂ LẤY LẠI NIỀM TIN? KHÓ! NHƯNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG THỂ.
TÔI TIN CHẮC CÁC BẠN LÀ NGƯỜI KHAO KHÁT THÀNH CÔNG VÀ LÀ NGƯỜI SẼ THÀNH CÔNG, THÌ CŨNG CHẮC CHẮN LÀ NGƯỜI LẤY LẠI ĐƯỢC NIỀM TIN VÀ CŨNG CHẮC CHẮN THỰC HIỆN TỐT BÀI TẬP THỰC HÀNH BÀI TẬP DƯỚI ĐÂY!
BÂY GIỜ BẠN HÃY VIẾT RA GIẤY CÁC NIỀM TIN GIỚI HẠN CỦA BẠN.
Thế nào là niềm tin giới hạn? Nghĩa là cái niềm tin hạn chế khả năng của bạn. Như ví dụ trên là "không thể tìm thấy vật đó".
Ơ mỗi lĩnh vực sau bạn viết ra 3 niềm tin giới hạn:
- HỌC
- MỐI QUAN HỆ
- TIỀN BẠC
- CON NGƯỜI CỦA BẠN
- KHẢ NĂNG CỦA BẠN:
- NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN:
- KINH DOANH:
....
BẠN CÓ THỂ VIẾT THÊM VỀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC MÀ BẠN NHẬN THẤY CÒN CHƯA TỐT.
Bước đầu tiên là như vậy, tôi tin chắc các bạn sẽ viết ra những điều thực sự chính xác, hãy thành thật với chính mình và làm bài tập này thật nghiêm túc. Có như vậy bạn mới có thể đạt được điều mong muốn!
Hôm nay mình xin giới thiệu đến đây, trong bài viết tiếp theo mình sẽ chia sẻ tiếp với các bạn!
Thật sự đáng tiếc đây là bài chia cuối cùng về BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO trong tháng này. Hẹn gặp lại các bạn trong tháng 7. Mình vẫn sẽ tiếp tục đăng bài nhưng chỉ là sưu tầm những câu chuyện, video cho các bạn mà thôi. Còn về BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO mình phải mất rất nhiều thời gian mới chuẩn bị xong. Thời gian tiếp theo mình bận nên không thể viết bài được. Thật sự xin lỗi các bạn!
Hẹn các bạn vào tháng 7. Mình tin chắc các bạn sẽ đợi bài viết tiếp theo của mình!